Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

thumbnail

Cơ chế hoạt động của chuẩn RS485 ít người biết

 Những thiết bị truyền thông, điện tử trong những năm trở lại đây đã có những bước chuyển mình, phát triển nhanh chóng và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Tạo nên được sự thành công như hiện nay là nhờ sự phối hợp ăn ý của các thiết bị, phương thức vận hành, trong đó có chuẩn tín hiệu. Và hiện nay thì người ta đang sử dụng chuẩn RS485 khá rộng rãi.


Có lẽ nhiều người trong chúng ta có thể biết rằng việc sử dụng loại đường truyền sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ truyền cũng như khoảng cách của chuẩn. Lấy ví dụ cụ thể, đó chính là RS232, việc sử dụng đường truyền không cân bằng đã giới hạn tốc độ cùng phạm vi truyền của chúng. Và tới RS485, người ta đã sử dụng loại đường truyền cân bằng với hai dây A, B mà không có dây mass. Và ở đây, một vài người có thể cảm thấy hơi tò mò về sự cân bằng trong hai dây sẽ được tạo ra như thế nào. Theo tìm hiểu, tín hiệu trên hai dây có sự ngược nhau (bên phát mức cao >< bên phát mức thấp). Cũng chính vì đặc điểm này mà hiện có rất nhiều người, hệ thống sử dụng loại chuẩn trên.


Tốc độ, chất lượng của tín hiệu khi truyền đi xa có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, các vấn đề gây nhiễu sóng là một trong những điều gây ra nhiều rắc rối, khiến cho nhiều người muốn loại bỏ nhất. Và một cách giải quyết vấn đề mà theo chúng tôi thấy là khá đơn giản cũng như giá thành rẻ mà chuẩn RS485 đã áp dụng thành công đó chính là cặp dây xoắn (Twisted-pair wire). Chúng chỉ đơn giản là một cặp dây có cùng chiều dài rồi xoắn lại với nhau nhưng lại có tác dụng tuyệt vời cho việc chống nhiễu tín hiệu. Nhờ chúng mà chúng ta hoàn toàn có thể truyền tín hiệu đi xa, với tốc độ nhanh và đảm bảo được tín hiệu phát đi là rõ ràng, chất lượng.

Nhiều khi, người ta sẽ sử dụng điểm chung cho điện áp kiểu chung là mặt đất. Khi đó, chúng ta cần có những tính toán kỹ lưỡng đối với việc nối đất. Nơi tham chiếu tín hiệu của nơi nhận giờ đây sẽ được xác định là mặt đất của nơi đó, và giờ đây chúng ta cần có sự đo đạc về điện trở của đất. Nếu như không tính toán kỹ càng có thể gây sự chênh lệch giữa điện thế cho phép của nơi nhận và nơi phát, và khi con số này là quá lớn, chúng sẽ gây sự sai lệch về tín hiệu cũng như làm hỏng thiết bị. Qua đó, người ta xác định rằng việc sử dụng chuẩn RS485 cần xem xét nhiều yếu tố, cụ thể hơn là 3 vấn đề điện áp. Tiếp theo, chúng ta cần chú ý về điện trở tại hai đầu phát và nhận của cáp chuẩn RS485. Đồng thời, đối chiếu, so sánh chúng với giá trị trở kháng đặc tính của đường dây xoắn và đưa ra những điều chỉnh, thay thế phù hợp. Theo các chuyên gia thì khi hai tham số này không phù hợp với nhau có thể làm xuất hiện các phản xạ trên đường truyền, gây nhiễu hoặc sai lệch tín hiệu nhận được. Ở đây, giá trị đầu cuối lí tưởng rơi vào khoảng 100-120 ôm và bằng với giá trị trở kháng.

Subscribe by Email

Follow Updates Articles from This Blog via Email

No Comments

About

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Cáp Điện Sài Gòn là website chuyên kinh doanh cáp điện công nghiệp, là website chung của Công ty TNHH Sài Gòn Cable và Công ty TNHH MTV Sangjin Việt Nam. Chúng tôi tư vấn và cung cấp các sản phẩm cáp điện thương hiệu Sangjin và Imatek.

Cáp Ngầm 1 Ruột Bọc Cách Điện XLPE, Bọc Vỏ PVC (TCVN 5935-1/IEC 60502-1, Cu/XLPE/PVC/DATA/PVC): Cấu Tạo, Tiêu Chuẩn và Ứng Dụng

Cáp ngầm 1 ruột bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC (TCVN 5935-1/IEC 60502-1, Cu/XLPE/PVC/DATA/PVC) là một trong những sản phẩm cáp điện chất lư...